Rối nước là đặc sản Việt Nam. Rối nước dùng để mua vui cho người xem. Rối nước luôn có chú Tễu. Nhiệm vụ của chú Tễu là để mô phỏng hình hài con người chứ bản thân Tễu không phải là người. Nhìn chú Tễu chạy đi chạy lại giữa bầy ngan vịt, trâu bò mà cười phát sướng.
Người nghệ nhân đang chế tác những quân rối tại Bảo Tàng dân tộc học
Chú Tễu được đẽo gọt bằng gỗ, sơn phết màu sắc sặc sỡ trông rất Diện và Nôm, vì thế mỗi khi ra sân khấu nhào lộn, làm trò, cả làng cười ngả nghiêng.
Hình ảnh chú Tễu, một thanh niên nông dân khỏe mạnh, hiền lành, chất phác với chiếc khố vàng quấn quanh hiện ra nơi sân khấu thủy đình. Chú Tễu có vai trò như người dẫn chuyện trong các dịp lễ hội làng quê. Chú có nhiệm vụ khai mạc lễ hội, giới thiệu chương trình và thông báo các sự kiện đang diễn ra trong làng. Nhân vật này có quyền tự do nói kháy về bất cứ sự việc nào hoặc bất cứ ai. Sự xuất hiện thường xuyên của chú làm cho Tễu trở thành nhân vật trung gian, tạo nên sự cảm thông giữa khán giả và các nhân vật rối. Chú hắng giọng giới thiệu cái lai lịch sang trọng của mình: “Tễu tôi vốn dòng trên thiên thượng/ Bởi hái đào bị trích xuống trần gian/ Thấy sự đời bối rối đa đoan/ Nên tôi phải lặn lội để lo toan sự “rối”… Vọng ra từ phía sau cánh gà sân khấu trên nước với ánh đèn mờ ảo, là thanh âm từ những nhạc cụ dân tộc: sáo tre, chụp đồng, gông, trống… Lời giới thiệu chợt vang lên và cuộc trình diễn múa rối dưới nước được bắt đầu
Du khách trải nghiệm điều khiển quân rối tại Bảo Tàng dân tộc học
Đằng sau sân khấu bao giờ cũng là các nghệ sĩ. Các nghệ sĩ điều khiển chú Tễu bằng dây và đứng sau bức màn dưới một hồ nước. Vậy nên chú có màu sặc sỡ là do sơn phết, chú biết nhào lộn làm trò cười cho thiên hạ là do người đằng sau giật dây.
Đời có chú (Tễu) cũng hay, nhưng vắng chú tất nhiên chả ai chết. Nhưng nếu không có người đứng đằng sau, chắc chắn chú sẽ tèo, nằm còng queo, và như thế thì đời mất đi một kẻ mua vui cho thiên hạ.
Tễu là nhân vật luôn mở đầu đầu cho các show diễn múa rối nước truyền thống
Chính vì để mua vui cho thiên hạ, nên người ta để cho chú sống, chú làm trò. Chú sống sót, làng rối vẫn tồn tại.
Rối nước LongLink Việt Nam tại Bảo tàng dân tộc học là một trong những địa danh còn lưu trữ nhiều giá trị văn hóa về hình tượng nhân vật Tễu. Ngoài các hoạt động như xem trình diễn, điều khiển quân rối thì nghệ thuật tạo hình nhân vật luôn được du khách hào hứng.
Cuối tuần hãy dành thời gian xem biểu diễn múa rối nước tại Bảo tàng dân tộc học để hiểu hơn về truyền thống quý báu của nhân dân ta từ xưa tới nay nhé!
Nhân vật mang đến nhiều cảm xúc và tiếng cười nhất cho khán giả
Bên cạnh thưởng thức các tiết mục trình diễn rối nước dân gian, du khách đến với không gian rối nước Longlink còn có cơ hội tham gia hoạt động trải nghiệm quan sát cách chế tác, tạo hình quân rối nước.
Nghệ thuật rối nước là đặc phẩm văn hoá bản địa dân tộc Việt, phát triển ở hầu hết các làng xã quanh kinh thành Thăng Long và phần lớn các phường rối ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có rất nhiều nhà hát múa rối nước nhưng đặc sắc và độc đáo nhất phải kể đến múa rối nước tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Một trong những điều tạo nên sự khác biệt trong chất lượng dịch vụ của Rối nước Longlink là wifi tốc độc cao được phủ sóng toàn bộ nhà hát. Đến với Rối nước Longlink Việt Nam, ngoài việc thường …
Nằm trong một tổ hợp không gian mang đậm nét truyền thống, Khán đài Lá Cọ chính là một điểm nhấn vô cùng quan trọng, góp phần làm nên diện mạo và hút khách du lịch đến với Rối nước …
Vối là một loại cây dân dã vùng thôn quê có rất nhiều công dụng. Theo Y học cổ truyền, lá vối có vị đắng, tính mát, với tác dụng kháng khuẩn, kiện tỳ, kích thích tiêu hóa, kích thích vị …
Với không gian xanh mát, bóng râm bao phủ toàn cảnh và chất văn hóa dân gian thấm đượm từng chi tiết, không gian rối nước dân gian Longlink Việt Nam là địa điểm lý tưởng để bé có những …